Những điều kiện và thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ cũ mà doanh nghiệp cần nắm rõ để đảm bảo công việc diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Lưu ý: Để thuận tiện cho bạn đọc, trong bài viết này, người viết sẽ thống nhất khái niệm dây chuyền cũ được hiểu là dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng dù hai khái niệm này không hoàn toàn tương đồng nhau.
Nhập khẩu dây chuyền cũ hiện nay đang là bài toán quan trọng cần giải đáp, nhất là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có nhu cầu chuyển dịch nhà máy về Việt Nam. Cùng tìm hiểu qua bài viết này để biết được cần làm gì để nhập khẩu dây chuyền cũ về Việt Nam các bạn nhé.
Quy định khi nhập khẩu dây chuyền cũ?
Khi có ý định nhập khẩu dây chuyền cũ, bạn cần nắm được 2 quy định:
Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/4/2019 Quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng;
Quyết định số 28/2022/QĐ-TTg ngày 20/12/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2023.
Điều kiện đối với dây chuyền cũ nhập khẩu?
Không đơn giản như máy móc cũ cần hai điều kiện về năm sản xuất và yêu cầu kỹ thuật, nhập khẩu dây chuyền cũ cần đáp ứng nhiều tiêu chí phức tạp hơn theo Quyết định 18:

Yêu cầu 1: Về yêu cầu tiêu chuẩn sản xuất
Dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng cần được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam hoặc một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường (Được chi tiết theo Điều 5, Quyết định số 18).
Yêu cầu 2: Về công suất còn lại của dây chuyền
Công suất hoặc hiệu suất còn lại phải đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế ban đầu;
Công suất của dây chuyền được tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi dây chuyền công nghệ trong một đơn vị thời gian.
Yêu cầu 3: Về mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng của dây chuyền
Dây chuyền không được tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng vượt quá 15% so với thiết kế.
Yêu cầu 4: Công nghệ không thuộc diện cấm, hạn chế chuyển giao
Công nghệ của dây chuyền không thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao quy định tại Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ.
Bạn chỉ có thể nhập khẩu nếu công nghệ của dây chuyền không thuộc diện cấm, hạn chế chuyển giao.
Yêu cầu 5: Công nghệ đang được áp dụng tại các nước tiên tiến
Ngoài ra, công nghệ phải đang được sử dụng tại ít nhất 03 cơ sở sản xuất trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD). Các nước thuộc tổ chức này bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên internet hoặc các trang thông tin truyền thông khác.
Làm thế nào để xác định các tiêu chí trên?
Các tiêu chí trên sẽ thể hiện dựa trên tài liệu thiết kế, hồ sơ kỹ thuật của dây chuyền. Tuy nhiên, nếu không phải là một người có chuyên môn bạn cũng rất khó xác định được. Bạn có thể liên hệ trực tiếp tới nhà sản xuất, các chuyên gia kỹ thuật hoặc tổ chức giám định có năng lực để xác định những nội dung trên trước khi tiến hành nhập khẩu.

Quy trình nhập khẩu dây chuyền cũ
Ngoài các thủ tục phải thực hiện trong hoạt động xuất nhập khẩu thông thường, dây chuyền cũ phải được giám định phù hợp các tiêu chí trước khi thông quan;
Hiện tại, quy định cho phép thực hiện 2 hình thức là giám định tại nước xuất khẩu hoặc giám định trong nước sau khi đã lắp đặt (Cập nhật tại Quyết định số 28/2022/QĐ-TTg).
AIPAS dành riêng bài viết về quy trình nhập khẩu dây chuyền cũ trong các trường hợp một cách chi tiết, bạn tham khảo link bài viết dưới đây nhé: https://aipas.com.vn/cac-cach-nhap-khau-day-chuyen-cu-ve-viet-nam/
Những lưu ý khi nhập khẩu dây chuyền cũ
Dựa trên kinh nghiệm thực tế trong công việc, chúng tôi dành một số lời khuyên cho bạn khi tiến hành nhập khẩu dây chuyền cũ như sau:
Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ kèm theo: Dây chuyền cũ bắt buộc phải đáp ứng 5 yêu cầu đã nêu bên trên và các nội dung kỹ thuật sẽ được thể hiện trên hồ sơ. Cho dù bạn là người nhận chuyển giao hay làm dịch vụ cho khách hàng cũng cần yêu cầu cung cấp đầy đủ các thông tin đó trước khi tiến hành công việc;
Lên kế hoạch cụ thể: Việc nhập khẩu dây chuyền về thường rất tốn kém và phức tạp, chắc hẳn bạn không muốn công việc gặp trục trặc vì các phát sinh không mong muốn. Hãy chuẩn bị cho tất cả các phương án và đảm bảo rằng mọi bước thực hiện của bạn phải diễn ra một cách chắc chắn;
Tìm kiếm sự tư vấn: Thay vì mất nhiều thời gian nghiên cứu, bạn có thể tìm các đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực giám định dây chuyền để được giải đáp cũng như hướng dẫn thực hiện công việc sao cho tiến độ nhanh nhất cũng như tiết kiệm chi phí, thời gian của bạn.

Giới thiệu về dịch vụ của chúng tôi
AIPAS là tổ chức giám định được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định giám định dây chuyền công nghệ theo Quyết định số 994/QĐ-BKHCN ngày 24/5/2023. Chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc giám định tại các Quốc gia khác nhau như Hàn Quốc, Trung Quốc, Phillipines,…và đều thành công đưa các dây chuyền về Việt Nam.
Hãy liên hệ với AIPAS qua số hotline 0965598956 hoặc 02466598956 để được hỗ trợ dịch vụ Giám định dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng tốt nhất!
Xem thêm: “Giám định dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng“.